Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 4-6 tháng tuổi đủ chất, mau lớn

5/5 - (2 bình chọn)

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 4 – 6 tháng tuổi khiến nhiều mẹ bỉm phải băn khoăn. Vì theo các chuyên gia, từ tháng thứ 6 trở đi mới là mốc thời gian phù hợp để bé tập ăn dặm. Dù vậy, trong một số trường hợp, các mẹ bỉm cần phải dời lịch ăn dặm của bé sớm hơn. Bài viết này sẽ gợi ý cho các mẹ về thực đơn ăn dặm cho bé 4-6 tháng tuổi, hãy cùng tham khảo mẹ nhé!

Có nên cho trẻ ăn dặm từ 4 tháng tuổi

co-nen-cho-tre-an-dam-tu-4-thang-tuoi
Có nên cho trẻ ăn dặm từ 4 tháng tuổi

Như vừa đề cập ở trên, thông thường thì khoảng thời gian để bắt đầu cho bé ăn dặm sẽ là từ 6 tháng tuổi trở đi. Tuy rằng việc ăn dặm từ tháng thứ 4 thực chất sẽ không tốt, nhưng nếu trong một số tình huống bắt buộc và bé có những dấu hiệu sẵn sàng cho việc ăn dặm thì bố mẹ hoàn toàn có thể bắt đầu.

Khi bé có một số dấu hiệu sau đây chứng minh rằng bé đã sẵn sàng để trải nghiệm hành trình ăn dặm của mình:

  • Cổ của bé cứng hơn, có thể giữ thẳng phần.
  • Bé đã có thể tự ngồi vững một mình.
  • Bé dễ cảm thấy đói, mặc dù vừa uống sữa mẹ xong.
  • Bé thường chép miệng và tỏ ra tập trung khi thấy người lớn ăn.

Bạn có thể quan tâm

ăn dặm bé 7 tháng tuổi

có nên mua túi nhai cho bé

các loại bột ăn dặm cho bé 5 tháng

thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng kiểu nhật

cách pha bột ăn dặm

thức ăn dặm cho trẻ 5 tháng tuổi

trẻ mấy tháng được ăn dặm

bột ăn dặm cho bé 6 tháng loại nào tốt

Thực đơn ăn dặm cho bé 4-6 tháng tuổi

thuc-don-an-dam-cho-be-4-6-thang-tuoi
Thực đơn ăn dặm cho bé 4 – 6 tháng tuổi

Trong giai đoạn bắt đầu, mẹ nên cho bé ăn dặm đúng cách bằng việc không nên ép bé ăn nhiều. Mẹ cần kiên nhẫn hơn và dành nhiều thời gian để bé dần làm quen với việc ăn dặm.

Bởi vì bé ăn dặm khá sớm nên những món ăn có trong thực đơn của bé mẹ cần hạn chế tối đa việc nêm nếm nhiều gia vị. Bên cạnh đó cũng cần đảm bảo rằng các món ăn có độ loãng cao.

Mẹ có thể áp dụng thực đơn ăn dặm cho bé 4 – 6 tháng tuổi như sau:

Tuần thứ 1Mẹ nên bắt đầu với các bữa cháo trắng được nấu loãng. Liều lượng mỗi bữa ăn nên duy trì trong khoảng 5ml cháo loãng/ngày. Bên cạnh đó kết hợp cho bé bú sữa mẹ.
Tuần thứ 2Tại tuần này bé đã có thể làm quen với một số loại rau củ dễ tiêu hóa. Khi cho bé sử dụng, mẹ nên xay nhuyễn để giúp bé dễ tiêu và tránh mắc nghẹn. Mỗi khi làm quen với món mới, mẹ hãy cho bé dùng khoảng 2 – 3 bữa với liều lượng 5ml mỗi ngày để bé quen dần.
Tuần thứ 3Thực đơn của tuần này cũng tương tự như tuần thứ 2, nhưng khẩu phần ăn sẽ tăng lên khoảng 30ml.
Các tuần tiếp theoMẹ có thể tiếp tục áp dụng theo quy tắc trên. Ngoài ra cũng có thể điều chỉnh khẩu phần theo độ tuổi và khả năng tiêu hóa của bé.

Những lưu ý khi cho bé từ 4-6 tháng tuổi ăn dặm

  • Lưu ý về việc lựa chọn nguyên liệu:

Nguyên liệu phải là những thực phẩm dễ tiêu hóa và có đầy đủ các dưỡng chất, bao gồm chất tinh bột, chất đạm và vitamin khoáng chất.

  • Lưu ý về việc chế biến:

Trong quá trình chế biến, mẹ cần phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm vì sức đề kháng của bé khá yếu trong giai đoạn này. Hơn thế, các món ăn cần phải xay mịn và không được nêm gia vị. Khi đến giai đoạn 6 tháng, mẹ có thể cho bé làm quen với gia vị ngọt sau đó chuyển sang gia vị mặn.

  • Lưu ý về việc cho bé ăn:

Mẹ nên cho bé làm quen với nhiều món mới, để làm cho thực đơn luôn đa dạng. Thêm vào đó, khi thử một món mới, mẹ nên cho bé ăn lặp đi lặp lại món ăn đó trong khoảng 2 đến 3 ngày.

Ngoài ra, mẹ tuyệt đối không được ép bé ăn khi bé không muốn hoặc đang bị bệnh. Điều mà mẹ cần làm là ngưng việc cho bé ăn và thử lại ở những bữa ăn tiếp theo. 

Cập nhật tin tức về các sản phẩm cho mẹ và bé mới nhất tại Săn Sale Hot

Gợi ý các món ăn dặm cho bé từ 4-6 tháng tuổi

Bột gạo

Phần nguyên liệu: gạo tẻ (300g), máy xay, rây lọc.

Hướng dẫn cách làm:

  • Làm sạch gạo bằng cách nhặt bỏ hoặc sàng sạch trấu và sạn.
  • Cho gạo vừa được làm sach vào máy xay và xay thật mịn.
  • Sau đó lọc sạch bột qua rây và chia nhỏ để dùng cho nhiều bữa ăn cho bé.

Bột gạo sữa

Phần nguyên liệu: bột gạo (20g), sữa mẹ hoặc sữa công thức (20ml).

Hướng dẫn cách làm:

  • Nấu chín bột với lượng nước vừa phải.
  • Khi bột chín thì cho sữa mẹ hoặc sữa công thức vào phần bột gạo đã chín, trộn đều thành hỗn hợp loãng là có thể cho bé dùng ngay.

Bột trứng cà rốt

Phần nguyên liệu: bột gạo (10g), lòng đỏ trứng gà (½ cái), cà rốt (20g), dầu ăn trẻ em (1 thìa).

Hướng dẫn cách làm:

  • Cà rốt sau khi rửa sạch thì đem thái miếng nhỏ, hấp chín và nghiền nhuyễn.
  • Đánh đều nửa lòng đỏ trứng gà.
  • Hòa tan bột gạo với nước, sau đó đun sôi và cho lòng đỏ trứng gà cùng cà rốt vào khuấy đều.
  • Khuấy đến khi bột chín thì cho dầu ăn vào là có thể dùng được.

Bột sữa bí đỏ

Phần nguyên liệu: bí đỏ (20g), sữa mẹ hoặc sữa công thức (20ml).

Hướng dẫn cách làm:

  • Bí đỏ làm sạch, thái nhỏ, hấp chín và sau đó nghiền nhuyễn.
  • Cho phần sữa đã chuẩn bị vào phần bí đỏ nghiền nhuyễn, trộn đều rồi cho bé ăn.

Bột gạo bí đỏ

Phần nguyên liệu: bột gạo (20g), bí đỏ (20g), dầu ăn trẻ em (1 thìa).

Hướng dẫn cách làm:

  • Bí đỏ làm sạch, thái miếng mỏng, đem hấp chín và nghiền nhuyễn.
  • Hòa tan khoảng 200ml nước lọc và 20g bột gạo và khuấy đều tay để bột được tan và không vón cục.
  • Tiếp đến cho phần bí đỏ vào đun sôi cùng cho đến khi hỗn hợp chín.
  • Khi bột tỏa hương thơm và sánh mịn thì cho thêm 1 thìa dầu ăn rồi đổ bột ra bát, để nguội là có thể cho bé thưởng thức.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về thực đơn ăn dặm cho bé 4 – 6 tháng tuổi. Vì đây là giai đoạn bắt đầu trong hành trình, nên sẽ gây ra một số khó khăn cho các mẹ bỉm. Hy vọng bài viết vừa rồi sẽ hữu ích với các mẹ trong quá trình nuôi dưỡng bé yêu!

Săn Sale Hot tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *