Ăn dặm là gì? Trẻ mấy tháng được ăn dặm? Giai đoạn ăn dặm của bé 

5/5 - (2 bình chọn)

Đồng hành cùng con trong những năm đầu đời dường như là khoảng thời gian khó khăn và có nhiều vấn đề cần phải quan tâm nhất. Trong đó, câu hỏi trẻ mấy tháng được ăn dặm có lẽ đã khiến cho rất nhiều ông bố bà mẹ phải băn khoăn. Vậy ăn dặm là gì? Và làm thế nào để cho bé ăn dặm đúng cách? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây và đưa ra câu trả lời cho chính mình, các bạn nhé!

Ăn dặm là gì?

Ăn dặm là quá trình cho bé tiếp xúc và làm quen dần với các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ như rau củ, tinh bột, thịt, cá, trái cây,… Đây được xem là bước thay đổi lớn của bé, khi chuyển dần từ thức ăn dạng loãng sang dạng đặc. Ăn dặm giúp cung cấp thêm nhiều dưỡng chất cần thiết khác, hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện sau này của trẻ.

Giai đoạn này bắt đầu khi bé ăn những miếng thức ăn đầu tiên và kết thúc cùng với lần bú sữa cuối cùng. Thông thường, thời gian này diễn ra từ khoảng 6 tháng tuổi đến gần 24 tháng tuổi. Bố mẹ cần phải lưu ý rằng, trong năm đầu đời của trẻ, việc ăn dặm không được thay thế hoàn toàn cho sữa mẹ. Đồng nghĩa là việc ăn dặm và bú sữa mẹ sẽ được diễn ra song song, nhằm đảm bảo đầy đủ lượng dinh dưỡng cho bé.

an-dam-la-gi
ăn dặm là gì

Xem thêm đánh giá các loại sữa cho bé trên 1 tuổi

Trẻ mấy tháng được ăn dặm?

Trẻ sơ sinh mấy tháng ăn dặm? Như đã nói, khi tròn 6 tháng tuổi là khoảng thời gian hợp lý nhất để bé bắt đầu ăn dặm. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé đã dần hoàn chỉnh, có khả năng tiết ra những enzyme giúp tiêu hóa thức ăn. Bên cạnh đó là khả năng hấp thu tốt protein, sẽ giúp bé giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột.

Tuy nhiên, mỗi bé sẽ có thể chất khác nhau, do đó thời gian bắt đầu ăn dặm cũng sẽ khác nhau. Bố mẹ không nên nóng vội mà ép buộc bé phải bắt đầu hoặc kết thúc sớm quá trình này, vì như vậy sẽ làm rối loạn hệ tiêu hóa và làm giảm hứng thú ăn sau này của bé.

Thay vào đó, bố mẹ cần chú ý nhiều hơn vào những dấu hiệu muốn ăn dặm của bé, ví dụ như: 

  • Có thể ngồi và kiểm soát đầu tốt.
  • Háu đói, bé bú nhiều lần trong ngày và lượng sữa ở mỗi lần cũng nhiều hơn.
  • Bé thích mút tay và chảy nhiều nước bọt.
  • Bé háo hức và tò mò vào giờ ăn, rất thích nhìn người lớn ăn và khi ấy sẽ với tay đòi lấy.

Trong trường hợp nhận ra các dấu hiệu này trước khi bé tròn 6 tháng tuổi, bố mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ nhi khoa trước khi quyết định cho bé ăn dặm.

tre-may-thang-duoc-an-dam
trẻ mấy tháng được ăn dặm – sansalehot

Giai đoạn ăn dặm của bé 

Giai đoạn ăn bột (từ 6 – 8 tháng):  lưỡi bé ở giai đoạn này đã bắt đầu hoạt động linh hoạt và có thể làm quen với độ sánh mịn của bột. Ăn dặm cho bé 6 tháng – 8 tháng các mẹ luân phiên cháo mịn với khoai lang nghiền để bé đỡ ngán, cũng như làm quen với được nhiều hương vị món ăn khác nhau nhé.

Giai đoạn ăn cháo ( từ 9 – 10 tháng): ở giai đoạn ăn dặm cho bé 9 tháng – 10 tháng., lưỡi của bé cũng đã cứng cáp hơn, cùng với đó, dạ dày cũng đã quen với thức ăn đặc nên mẹ có thể chuyển sang dạng thức ăn đặc hơn như là cháo. Nấu cháo từ xương thịt và các loại rau củ khác nhau để bé được đầy đủ dinh dưỡng.

Giai đoạn ăn cơm (từ 11 – 15 tháng): giai đoạn này, bé đã có thể nhai được khi răng đã mọc nhiều, do đó, mẹ có thể chuyển sang cơm mềm để giúp bé bắt đầu tập nhai. Mẹ nên nấu cơm thật mềm và cho bé ăn cũng với các loại canh, súp để bé dễ ăn hơn. Hiện nay có rất nhiều thực đơn ăn dặm cho bé 11 – 15 tháng, các mẹ có thể tham khảo.

Xem thêm bột ăn dặm cho bé 6 tháng loại nào tốt

Hướng dẫn ăn dặm cho bé

Có những nguyên tắc cơ bản trong quá trình ăn dặm của trẻ, bao gồm: ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc dần, từ dạng tinh đến dạng thô, từ một loại chính đến nhiều loại kết hợp với nhau. Ngoài ra, các mẹ nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày cho bé. Ban đầu có thể cho bé ăn và bú 6 bữa/ngày, mỗi bữa cách nhau khoảng 2 – 2,5 giờ. Sau đó giảm dần đến khi chỉ ăn 2 bữa bột đặc/ngày. Khi ăn bột xong, nếu bé vẫn thèm bú, mẹ cũng có thể cho bé bú thêm một ít.

Trong phần bột của bé, mẹ cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất để bé phát triển một cách toàn diện nhất, gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Khi chế biến, mẹ không nên cho quá nhiều gia vị, tránh ảnh hưởng đến chức năng thận của bé. Mỗi ngày một vị bột là một cách hữu hiệu để bé làm quen dần với nhiều mùi vị khác nhau. Điều này cũng giúp kiểm tra rằng bé có dị ứng với chất hoặc thành phần nào không.

Nếu trong quá trình ăn dặm bé có các dấu hiệu của việc biếng ăn, mẹ không nên ép bé ăn, tránh việc khiến những bữa ăn trở thành những nỗi ám ảnh của bé. Thay vào đó, mẹ nên tạm ngưng việc ăn dặm khoảng 3 – 5 ngày, sau đó bắt đầu thực hiện lại.

Tránh khi cho bé ăn dặm những thực phẩm gì

tranh-khi-cho-be-an-dam-nhung-thuc-pham-gi
tránh khi cho bé ăn dặm những thực phẩm gì

Mặc dù nên cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm khác nhau để cung cấp đủ dinh dưỡng, tuy nhiên không phải thực phẩm nào cũng thực sự tốt và phù hợp trong quá trình ăn dặm này. Các mẹ cần lưu ý và thận trọng khi cho bé ăn và uống những thực phẩm sau đây:

Mật ongTuyệt đối không cho trẻ dưới 12 tháng tuổi dùng, vì gây nguy cơ ngộ độc thực phẩm cực kỳ nghiêm trọng
Sữa chưa tiệt trùngGây nguy cơ nhiễm trùng
Thực phẩm nguyên hạtNguy cơ bị nghẹn hoặc dị ứng rất cao
Thực phẩm chế biến kỹ/ngọt/mặnÍt dinh dưỡng, không tốt cho sức khỏe

Bài viết là tất tần tật những thông tin về thắc mắc trẻ mấy tháng được ăn dặm. Mong rằng những tin tức này sẽ giúp các ông bố bà mẹ hiểu rõ hơn về giai đoạn này và nuôi dạy các thiên thần của mình phát triển khỏe mạnh một cách toàn diện nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *